Trẻ sinh mổ nhiều nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và dị ứng


Kết quả trên dựa theo nghiên cứu được trình bày tại Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học trong cuộc họp thường niên ở San Antonio Hoa Kỳ.

Phương pháp sinh và sức khỏe của trẻ

Theo Cơ quan Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ và chất lượng, 66% trong số hơn 4 triệu trẻ em sinh ra ở Mỹ trong năm 2010 đã sinh ra bằng phương pháp sinh mổ. Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng của Mỹ, ước tính có khoảng 5 triệu trẻ em Mỹ dưới 18 tuổi có bệnh hen suyễn và dị ứng. Đây là 2 căn bệnh mãn tính phổ biến thứ 3 trong độ tuổi này.

Cũng trong cuộc họp này, Tiến sỹ Christine Cole Johnson, chủ tịch Sở Khoa học Y tế công cộng, bệnh viện Henry Ford, tác giả của nghiên cứu mối liên quan giữa phương pháp sinh và sức khỏe của trẻ đã kết luận: việc tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi tại âm đạo mẹ có ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch của trẻ. Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu của bệnh viện Henry Ford đã tiến hành theo dõi tình trạng của 1.258 trẻ ở các lứa tuổi: một tháng, sáu tháng, một tuổi, hai tuổi và kết luận rằng: trẻ sinh mổ có những biểu hiện dịứng cao gấp 5 lần trẻ sinh thường khi tiếp xúc với các tác nhân gây dịứng phổ biến như chó, mèo, bụi…

Ths. BS Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ giải thích cặn kẽ hơn về vấn đề này: “Đường sinh tự nhiên của mẹ (qua âm đạo) có chứa nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh mổ không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Ngoài ra, việc chậm được tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ do phải cách ly 4 – 5 giờ sau sinhcũng là nguyên nhân cho việc chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi quá trình này mất 6 tháng ở một em bé sinh mổ”.

Trẻ sinh mổ nhiều nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và dị ứng

Trẻ sinh mổ nhiều nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và dị ứng

Bên cạnh việc hệ miễn dịch chậm phát triển hơn, trẻ sinh mổ do không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, lồng ngực không bị ép chặt để vắt sạch nước ối từ phổi nên có nguy cơ tồn dịch trong phổi dẫn đến khò khè, suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Ngoài ra, thời gian nằm viện của trẻ sinh mổ thường là 5 đến 7 ngày nên trẻ sinh mổ phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn gây bệnh trong môi trường bệnh viện, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ sinh mổ đúng cách và khoa học

Những trẻ sinh mổ chịu nhiều thiệt thòi hơn trẻ sinh thường như hệ miễn dịch kém phát triển, có khả năng nhiễm khuẩn và dị ứng cao gấp 5 lần trẻ sinh thường, nguy cơ hội chứng suy hô hấp cấp cao gấp 2,6 lần… Vì thế để giúp bé phát triển tốt, các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức nhất định để chăm sóc bé yêu. Chia sẻ của Ths. BS Lê Quang Thanh sẽ phần nào giúp phụ huynh có con sinh mổ bớt lo lắng: “Để đảm bảo sự cân bằng giữa vi khuẩn có ích và vi khuẩn có hại theo tỉ lệ 85% và 15% (mức độ chuẩn của một cơ thể khỏe mạnh), chỉ cần cho bé bú mẹ sớm nhất có thể và bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong điều kiện không cho phép bú sữa mẹ, mẹ có thể thay thế cho trẻ bằng thực phẩm có chứa oligosaccharides (lcFOS & scGOS) – một trong những thành phần chính của sữa mẹ giúp ức chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại và kích thích các vi khuẩn có ích phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sự phát triển của hệ miễn dịch, giảm khả năng nhiễm trùng và dị ứng cho trẻ”.